Một giờ học của cô và trò Trường mầm non Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên).
Theo đó, 6 xã đạt chuẩn NTM năm 2022 gồm: xã Tân Phú (huyện Tân Châu), xã Lộc Ninh (huyện Dương Minh Châu), xã Đồng Khởi và Trí Bình (huyện Châu Thành), xã Thạnh Tây (huyện Tân Biên) và xã Long Giang (huyện Bến Cầu).
9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 gồm: xã Hưng Thuận (thị xã Trảng Bàng), xã Tân Lập (huyện Tân Biên), xã Trường Hoà (thị xã Hoà Thành), xã Bình Minh (thành phố Tây Ninh), xã Long Chữ (huyện Bến Cầu), xã Phước Đông (huyện Gò Dầu), xã Tân Hưng (huyện Tân Châu), xã Thái Bình (huyện Châu Thành) và xã Chà Là (huyện Dương Minh Châu).
2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2022 gồm: xã Bàu Đồn (huyện Gò Dầu) và xã Thanh Điền (huyện Châu Thành).
Được biết, tính đến thời điểm 30.6.2023, toàn tỉnh có 61/71 xã đạt chuẩn NTM, 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thị xã Hoà Thành được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng và huyện Gò Dầu hoàn chỉnh hồ sơ để trình bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.
Người dân tham gia góp công làm đường giao thông nông thôn (Ảnh: Tâm Giang).
Theo UBND tỉnh, trong năm 2023 tất cả các xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao giai đoạn 2010-2021 sẽ tiếp tục thực hiện nâng chất lượng tiêu chí, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Toàn tỉnh phấn đấu tăng thêm 4 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn đến cuối năm 2023 có 65/71 xã, chiếm 91,5% gồm các xã Thạnh Bắc (huyện Tân Biên), xã Tân Hội (huyện Tân Châu), xã Bàu Năng (huyện Dương Minh Châu), xã Hảo Đước (huyện Châu Thành).
Mô hình trồng tiêu giúp người dân ấp Tân Khai, xã Tân Lập, huyện Tân Biên ổn định cuộc sống.
Phấn đấu tăng thêm 8 xã NTM nâng cao, luỹ kế đến cuối năm 2023 có 25/71 xã, chiếm 33,8%, gồm các xã: Thạnh Tân, Phước Chỉ, Tân Phong, Phước Ninh, An Bình, Thạnh Phước và hai xã biên giới Tân Hà, Long Khánh.
Phấn đấu tăng thêm 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là xã Trường Đông (thị xã Hoà Thành).
Phương Thuý