Theo chuyên san khoa học PHYS, các nhà khoa học từ Đại học Warwick (Anh) đã điều tra "môi trường sinh sản" của các hành tinh - tức khu vực đầy khí và bụi xoáy...
Theo chuyên san khoa học PHYS, các nhà khoa học từ Đại học Warwick (Anh) đã điều tra "môi trường sinh sản" của các hành tinh - tức khu vực đầy khí và bụi xoáy quanh một ngôi sao, còn gọi là đĩa tiền hành tinh.
Mô hình dựa trên các nghiên cứu và quan sát về các đĩa tiền hành tinh mà nhân loại đã biết cho thấy một số hành tinh nhỏ trong các hệ sao có thể không phải "con" trực tiếp của ngôi sao mẹ.
Các nhà khoa học khám phá ra cách thức hoàn toàn mới mà một hành tinh có thể ra đời - Ảnh: ĐẠI HỌC WARWICK
Thay vào đó, hai hành tinh lớn hơn và hình thành trước có thể định hình dòng bụi xen giữa chúng, từ từ "nắn" thành một hành tinh nhỏ hơn trong quy trình gọi là "sự hình thành hành tinh kẹp".
Đây là lời giải thích khả dĩ cho sự hình thành của các hành tinh nhỏ từng gây thắc mắc cho các nhà khoa học trong nhiều năm.
"Trong thập kỷ qua, các quan sát đã tiết lộ rằng các vành đai và khoảng trống tồn tại trong các đĩa tiền hành tinh. Các khoảng trống là nơi chúng tôi cho rằng các hành tinh sẽ ở đó và chúng tôi cũng biết rằng các hành tinh tạo ra các vành đai bụi hình thành ngay bên ngoài chúng" - PGS Dorothy Hodgkin, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Điều gì đang xảy ra trong các vành đai đó đặt câu hỏi cho các nhà thiên văn thế giới và mô hình nói trên chính là câu trả lời, dù các nhà khoa học mong đợi trong tương lai có thể nắm bắt một bằng chứng trực tiếp từ một hệ sao trẻ nào đó.
Dựa trên mô hình này, hệ Mặt Trời của chúng ta có 2 hành tinh mà các nhà khoa học nghi ngờ được hình thành theo cách đó: Sao Hỏa và Sao Thiên Vương.
Điều này đồng nghĩa với việc Trái Đất của chúng ta có một "đứa con chung" với Sao Mộc, cũng chính là một trong 4 hành tinh sáng nhất đang "khiêu vũ" cùng siêu trăng sấm đang dần tàn đầu tháng 7. Bạn dễ dàng tìm ra nó vì Sao Hỏa có màu đỏ khác biệt và có thể nhìn dễ dàng bằng mắt thường.
Nguồn NLDO