Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ tại đây, cảm ơn !

Cần sự chung tay của cộng đồng và xã hội 

Thứ bảy - 30/10/2021 01:50
BTN - Thời gian qua, thông qua các chương trình được các sở, ngành tỉnh phát động, nhiều em học sinh khó khăn được hỗ trợ phương tiện học tập mới, song số lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số học sinh cần hỗ trợ phương tiện học tập trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Em Lê Tiểu Muội, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Châu Thành học trực tuyến thuận lợi hơn khi được hỗ trợ điện thoại thông minh.

Dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, phương pháp dạy học trực tuyến là giải pháp an toàn, vừa bảo đảm tiến độ học tập vừa phòng, chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều em học sinh thiếu thốn phương tiện học trực tuyến, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, rất cần sự chung tay, sẻ chia của cả cộng đồng và xã hội.

Nhiều chương trình hỗ trợ phương tiện học trực tuyến cho học sinh

Học trực tuyến đòi hi hc sinh phi có máy vi tính/laptop hoc đin thoi thông minh để kết ni vi thy cô trong nhng tiết hc. Song, không phi hc sinh nào cũng có thbo đảm phương tin hc trc tuyến- nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian qua, nhiều đơn vị đã tổ chức vận động, hỗ trợ phương tiện học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính từ ngày 13.9 đến ngày 12.10.2021, toàn tỉnh có 94,4% học sinh có điều kiện học trực tuyến, còn lại 5,6% học sinh không có điều kiện học trực tuyến. Trong đó, cấp tiểu học có 8,4%, cấp THCS có 3,8% và cấp THPT, GDTX có 0,06% học sinh không có điều kiện học trực tuyến.

Đại din SGD&ĐT cho biết, để htrphương tin hc trc tuyến cho nhng đối tượng này, ngay từ đầu năm hc mi, bên cnh vic quán trit các quy định vphương pháp hc trc tuyến, đơn vị chỉ đạo các trường tích cc vn động phụ huynh trang bị thiết bị cho học sinh, đồng thi tích cc phi hp vi các ban, ngành, đoàn thvn động các ngun xã hi hoá hỗ trợ thiết bị học trực tuyến trc tuyến cho các hc sinh không có điều kiện tham gia hc tp bng hình thc này.

Đối vi ngành Giáo dc, Sở GD&ĐT phát động chương trình Sóng và máy tính cho emtrong công chc, viên chc, giáo viên trên địa bàn tnh. Theo đó, mi công chc, viên chc, giáo viênng hộ 1 ngày lương Sau thi gian ngn phát động, toàn ngành Giáo dục Tây Ninh đã vn động trên 2 tỷ đồng và Sở GD&ĐT có kế hoạch mua thiết bị hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở còn vận động Tập đoàn FPT hỗ trợ 884 chiếc điện thoại thông minh trao tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở 2 huyện Tân Biên và Châu Thành.

Đại din Sở Thông tin & Truyn thông trao máy tính cho hc sinh có hoàn cnh khó khăn.

Sở GD&ĐT phối hợp Tỉnh đoàn và Sở Thông tin - Truyền thông vận động cá nhân, tổ chức hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh. Trong đó, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình “Tiếp nối tri thức - Vượt qua đại dịch” vận động và trao tặng 128 máy điện thoại và sim, gói cước data trị giá gần 440 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 8, huyện, thị xã, thành phố từ nguồn Quỹ Vì người nghèo tỉnh.

Sở GD&ĐT phối hợp Sở Thông tin - Truyền thông tổ chức cho học sinh trên địa bàn tỉnh có nhu cầu được hỗ trợ thiết bị học trực tuyến thông qua chương trình “Máy tính cũ - Công dân số mới” trên ứng dụng Tây Ninh Smart hoặc kênh Zalo 1022 Tây Ninh. Kết quả, đến nay, Sở Thông tin - Truyền thông vận động được 18 bộ máy tính các loại đã qua sử dụng, đã sửa chữa và trao tặng cho các em.

Niềm vui và động lực

Sự hỗ trợ kịp thời của các ngành chức năng, mạnh thường quân về phương tiện học tập trực tuyến đã phần nào sẻ chia khó khăn với các em học sinh, giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn. Điển hình như trường hợp của em Phan Kim Ngân, học sinh lớp 10A6 Trường THPT Tây Ninh (TP. Tây Ninh).

Anh Nguyễn Tiến Tân- Phó Bí thư Tỉnh đoàn trao tặng điện thoại thông minh cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Sống với ông bà nội từ nhỏ, Ngân luôn cố gắng học tập, từ lớp 1 đến lớp 9, Ngân đều đạt thành tích học sinh giỏi. Gia đình Ngân rất khó khăn, cả nhà ba người đều sống nhờ thu nhập ít ỏi từ nghề chạy xe ôm của ông nội em. Từ khi dịch bệnh bùng phát, ông nội Ngân không còn chạy xe ôm nữa, cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.

Năm học này, do dịch bệnh, Ngân phải học trực tuyến, chiếc điện thoại cũ được người quen cho trở thành phương tiện học tập của Ngân. Vì cũ nên điện thoại thường xuyên trục trặc khiến việc học trực tuyến của Ngân hay bị ngắt quãng. Mỗi lần gặp trường hợp như vậy, em phải nhờ bạn bè chụp bài giảng gửi qua Zalo, em tìm hiu, học thêm trên internet để hiểu bài.

Cách đây hơn hai tuần, Ngân được Tỉnh đoàn trao tặng 1 chiếc điện thoại thông minh mới để học trực tuyến. Kim Ngân chia sẻ: “Biết được chương trình hỗ trợ phương tiện học trực tuyến, em đã đăng ký với trường để xin được hỗ trợ. Em rất vui khi nhận được món quà này. Nhờ có phương tiện học mới, việc học của em thuận lợi hơn rất nhiều. Em sẽ sử dụng và bảo vệ máy thật tốt để việc học được lâu dài”.

Cùng hoàn cảnh, em Lê Tiểu Muội, học sinh lớp 11A3, Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Châu Thành) phải dùng chiếc điện thoại cũ để học. Gia đình em Muội thuộc diện khó khăn. Ba mẹ em làm thuê nuôi 4 chị em Muội đang tuổi ăn học. Hai chị lớn của Muội là sinh viên Trường cao đẳng Sư phm Tây Ninh. Từ khi học trực tuyến, ba mẹ phải tìm mua đin thoi cũ để ba chem có phương tin hc tập. Đường truyền internet (Wifi) cũng là sử dụng nhờ của người thân cạnh nhà. Chiếc điện thoại mà Muội dùng để học rất mau hết pin, thường xuyên tắt nguồn.

Mới đây, Muội được Tnh đoàn htrợ 1 chiếc đin thoi mi, em vui mừng chia sẻ: “Khi được tặng điện thoại mới để học em rất vui. Từ nay, em không còn lo lắng máy hết pin lúc đang học nữa. Em rất cảm ơn sự hỗ trợ của Tỉnh đoàn, em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng các anh, chị, cô, chú đã tận tình giúp đỡ em”.

Em Phan Kim Ngân, học sinh lớp 10A6, Trường THPT Tây Ninh học trực tuyến bằng chiếc điện thoại được hỗ trợ.

Thời gian qua, thông qua các chương trình được các sở, ngành tỉnh phát động, nhiều em học sinh khó khăn được hỗ trợ phương tiện học tập mới, song số lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số học sinh cần hỗ trợ phương tiện học tập trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Anh Lê Ngọc Minh Hùng- Phó Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Châu Thành cho biết, trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa được hỗ trợ phương tiện học trực tuyến. Theo đại diện Sở GD&ĐT, việc vận động, hỗ trợ trang thiết bị học trực tuyến vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu của học sinh hiện nay.

Nhiều học sinh chưa được trang bị thiết bị học trực tuyến, chưa tiếp cận được việc học, phải tự học, tự nghiên cứu hoặc phải học chung với học sinh khác, sử dụng thiết bị của người thân, không chủ động được việc học. Ngành Giáo dục rất mong nhận được sự chung tay của cộng đồng giúp các em duy trì tốt việc học trực tuyến.

Ngọc Bích - Lê Thuỳ

Nguồn tin: baotayninh.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp