Trả lời:
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Tức là, sau khi công dân thực hiện chuyển sang thẻ CCCD mới sẽ phải nộp lại CMND hoặc CCCD đang sử dụng cho cán bộ công an nơi có thẩm quyền.
Điều này đồng nghĩa CMND hoặc CCCD cũ sẽ hoàn toàn không còn giá trị sử dụng nữa. Nhưng do một số người dân khai báo bị mất hoặc vẫn muốn giữ lại CMND, CCCD cũ nên các cán bộ rất khó xử lý và xác minh.
Luật sư Đặng Thị Vân Thịnh.
Thậm chí, một số người lợi dụng sự quản lý chưa chặt chẽ đã cố tình sử dụng CMND hoặc CCCD cũ để thực hiện các giao dịch, đặc biệt là ký kết hợp đồng để mưu lợi bất chính. Khi nhiều người bị phát hiện về hành vi sai trái, họ giải thích do 2 loại đều có số thẻ giống nhau thì vẫn sử dụng được. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm do thẻ CCCD cấp khác thời điểm có thể vẫn có số thẻ giống như cũ nhưng sẽ khác thông tin về nơi cấp, ngày cấp.
Hiện nay thông tin của công dân đều dần được tích hợp trong thẻ CCCD gắn chíp (bao gồm: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bằng lái xe, Giấy chứng nhận đăng ký xe,…), do đó trường hợp người dân cố ý hay vô ý không tuân thủ đúng trình tự trên còn có thể khiến thông tin của công dân không đồng nhất dẫn đến việc các cán bộ, cơ quan nhà nước khó khăn hơn trong việc kiểm soát thông tin.
Theo đó, pháp luật đã có chế tài điều chỉnh hành vi này, theo Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD có thể bị phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng.
Vì vậy, người dân cần lưu ý chỉ sử dụng duy nhất CCCD mới để làm các thủ tục hành chính cũng như các giao dịch dân sự khác để đảm bảo thông tin chính xác nhất và hạn chế tối đa xảy ra những tranh chấp không mong muốn.
Nguồn kinhtedothi