Có nhu cầu đăng bài quảng cáo liên hệ tại đây, cảm ơn !

Hiệp hội sắn Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III tại Tây Ninh - Báo Tây Ninh Online

Thứ bảy - 01/07/2023 04:34
Các ủy viên Thường vụ Hiệp hội sắn Việt Nam nhiệm kỳ III ra mắt đại hội. Dự hội nghị có ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt, đại diện các...

Các ủy viên Thường vụ Hiệp hội sắn Việt Nam nhiệm kỳ III ra mắt đại hội.

Dự hội nghị có ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt, đại diện các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Cộng hoà dân chủ Lào tại Việt Nam, Hiệp hội sắn (khoai mì) các nước Lào, Thái Lan; Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT) và các đơn vị, doanh nghiệp thành viên Hiệp hội. Về phía tỉnh Tây Ninh, có ông Võ Đức Trong – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh và ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NN&PTNT.

Phát biểu khai mạc, ông Nghiêm Minh Tiến – Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam cho biết, cây sắn (khoai mì) là cây lương thực quan trọng thứ 3 của Việt Nam sau lúa, ngô (bắp). Hiện nay, tích trồng sắn cả nước khoảng 530.000 ha/năm, tổng sản lượng trên 10 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắn tăng từ 0,958 tỷ USD (năm 2018) lên gần 1,5 tỷ USD (năm 2022). Cây sắn và ngành công nghiệp chế biến đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 1,2 triệu lao động, chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi, đóng góp không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo, ổn định về kinh tế và xã hội.

Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh phát biểu tham luận tại hội nghị.

Theo ông Tiến, Đại hội lần này nhằm đánh giá và nhìn nhận lại kết quả 5 năm vừa qua. Đại hội bầu Ban Chấp hành mới với tầm nhìn mới cho 5 năm tới, dẫn dắt Hiệp hội Sắn Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

Phát biểu tham luận, ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, những năm qua, diện tích sắn của tỉnh liên tục tăng, đến cuối năn 2022, toàn tỉnh có gần 62.000 ha sắn, năng suất trung bình trên 32 tấn/ha. Công nghiệp chế biết sau thu hoạch phát triển mạnh, hiện tỉnh có 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn, tổng công suất mỗi năm đạt hơn 4 triệu tấn củ. Tổng công suất thiết kế khoảng 5.772 tấn sản phẩm/ngày (173.000 tấn sản phẩm/tháng), trong đó có 18 công ty, doanh nghiệp có công suất từ 50 – 300 tấn bột/ngày và 47 cơ sở với công suất dưới 50 tấn bột/ngày).

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, trong những năm tới, sắn vẫn là cây công nghiệp truyền thống của tỉnh, là một trong những nguồn nguyên liệu sản xuất của nhiều ngành công nghiệp, thực phẩm và sản xuất Ethanol phục vụ tạo ra xăng sinh học E5 RON 92 thay thế xăng khoáng RON 92 đang được thị trường xăng dầu trong nước.

Vì vậy, Tây Ninh sẽ tiếp tục duy trì và phát triển diện tích sản xuất vào khoảng 55.000 - 65.000 ha, nâng cao năng suất và hướng đến kiểm soát bệnh khảm lá bằng các giống sắn kháng khảm, cho năng suất cao; đồng thời, tiếp tục đổi mới công nghệ chế biến, đầu tư phát triển dây chuyền, đa dạng hoá sản phẩm sau tinh bột, tận dụng phụ phẩm sau chế biến, nâng cao giá trị cho chuỗi sản xuất sắn trên địa bàn tỉnh.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đến kiểm tra công tác khảo nghiệm giống mì kháng bệnh khảm lá năm 2019.

Đại hội đã bầu 22 thành viên Ban Chấp hành, trong đó 12 Uỷ viên Thường vụ, 5 Phó Chủ tịch Hiệp hội. Thạc sĩ Nghiêm Minh Tiến tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam nhiệm kỳ III.

Nhân dịp này, Hiệp hội sắn Việt Nam và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chế biến cây sắn giai đoạn 2018 – 2023 được tặng Bằng khen của Bộ NN&PTNT.

Minh Dương

Nguồn tin: baotayninh.vn
Tiêu điểm
Tin mới
Nhà đất
Xã hội
Tổng hợp